Tôm thẻ chân trắng, với tên khoa học Litopenaeus vannamei, là một trong những loài tôm nuôi quan trọng nhất trên thế giới. Nhờ khả năng thích nghi tốt với môi trường nuôi nhân tạo và tốc độ sinh trưởng nhanh, tôm thẻ chân trắng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành thủy sản ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, tôm thẻ chân trắng không chỉ là nguồn thực phẩm phổ biến mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Cùng 水水 tìm hiểu sâu về Tôm thẻ chân trắng là gì và tổng quan chi tiết dưới đây.
白虾是什么?
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vốn có nguồn gốc từ vùng biển Đông Thái Bình Dương. Đây là một trong những loại hải sản được nuôi trồng và đánh bắt phổ biến hiện nay trên thế giới nhờ vào giá trị kinh tế và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác biệt.
Đặc điểm Tôm thẻ chân trắng
Nó thường được biết đến với tên gọi tôm Bạc, có lớp vỏ mỏng màu trắng đục và thân thường mang màu xanh lam, với chân bò có màu trắng ngà. Phần chuỳ kéo dài từ bụng, với 2-4 răng cưa, đôi khi đến 5-6 răng cưa phía dưới, kéo dài đến đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực của tôm có các gai và gân râu rõ rệt, không có gai mắt và gai đuôi (gai telsson), cũng như không có rãnh sau mắt. Đường gờ phía sau chuỳ kéo dài, đôi khi từ mép vỏ đầu ngực, còn gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài đến gai thượng vị.
Tôm có 6 đốt bụng, với đốt mang trứng có rãnh bụng hẹp hoặc không có. Gai đuôi (telsson) không phân nhánh, và râu của tôm ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp, không có gai phụ. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài với 3-4 hàng, và phần cuối giống như hình roi. Gai basial và ischial nằm ở đốt đầu tiên của chân ngực.
>>>继续阅读: 原因和治疗这种疾病对于虾弯曲身体和凿的身体
Phân loại giới tính Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng gồm hai loại là tôm cái và tôm đực. Đối với tôm cái, tại cặp chân ngực thứ 4 và 5 có một cơ quan giống như nắp đậy, được gọi là Thelycum, cơ quan này mở ra để nhận túi tinh từ tôm đực. Trong khi đó, tôm đực khi trưởng thành về mặt sinh dục, sẽ có túi tinh gọi là Petasma, nằm trên hai cặp chân bụng đầu tiên.
Tôm chân trắng sinh sản bằng giao phối và thụ tinh trong, không giống nhiều loài động vật không xương sống khác. Quá trình giao phối chủ yếu diễn ra vào ban đêm khi tôm cái chuẩn bị đẻ trứng. Tôm đực sẽ đuổi theo tôm cái, dùng râu và chủy để đẩy nhẹ dưới đuôi. Khi tôm cái bơi lên khỏi đáy, tôm đực sẽ bơi theo, lật ngửa và ôm lấy tôm cái để gắn túi tinh vào. Sau vài giờ hoặc vài ngày, tôm cái sẽ thả trứng đã thụ tinh xuống nước. Lúc này, tôm cái sẽ nghiêng thân, bơi chậm theo vòng tròn trên mặt nước và giải phóng trứng từ hai lỗ đẻ ở gốc chân ngực thứ ba.
Tôm chân trắng sớm đạt độ trưởng thành sinh dục, với con cái nặng từ 30-45g có thể sinh sản, đẻ khoảng 100.000-250.000 trứng mỗi lần. Sau khi đẻ, buồng trứng tiếp tục phát triển và chỉ sau 2-3 ngày, tôm cái lại có thể tiếp tục đẻ trứng.
Môi trường sống của Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là gì? Đây là loài tôm thuộc vùng nhiệt đới, ban đầu phân bố tại ven biển Đông Thái Bình Dương. Ngày nay, loài tôm này đã được nuôi trồng rộng khắp trên thế giới, nhất là ở các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tôm có thể sống trong nước mặn, nước lợ và nước ngọt, nhưng mức độ mặn tối ưu cho sự sinh trưởng của chúng là từ 10-25‰.
Các điều kiện môi trường khác phù hợp để tôm chân trắng phát triển bao gồm:
- Nhiệt độ từ 26-32°C
- Độ pH từ 7,5-8,5
- Oxy hòa tan: trên 5 mg/l
- Độ kiềm: 120-180 mg CaCO3/l
- Độ trong: 30-35 cm
- Độ cứng: 20-150 ppm
- Nitrit (NO2-): < 5 mg/l
- Amoniac (NH3): < 0,3 mg/l, tốt nhất là < 0,1 mg/l
- Sunphua Hydro (H2S): < 0,1 mg/l
Giai đoạn phát triển của Tôm thẻ chân trắng
Tôm sinh trưởng với tốc độ nhanh, chỉ cần 180 ngày để phát triển từ trứng thụ tinh đến khi đạt kích thước trưởng thành (khoảng 40g/con). 白虾 trải qua các giai đoạn phát triển rõ ràng, bao gồm:
Giai đoạn phôi thai
Từ khi trứng được thụ tinh đến lúc trứng nở ra, quá trình phát triển của phôi tôm phụ thuộc vào nhiệt độ nước, với thời gian thường kéo dài từ 14-16 giờ.
Giai đoạn ấu trùng
Sau khi nở, tôm bước vào giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng với nhiều lần lột xác và thay đổi hoàn toàn hình thái, bao gồm các giai đoạn chính:
Nauplius (N): Gồm 6 giai đoạn phụ (N1-N6). Ấu trùng Nauplius bơi lội bằng 3 đôi chân phụ, di chuyển theo kiểu zic zắc, không liên tục và không theo hướng nhất định. Trong giai đoạn này, chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà sống nhờ vào noãn hoàng dự trữ trong cơ thể.
Zoea (Z): Gồm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3). Mỗi giai đoạn Zoea kéo dài từ 30-40 giờ, và hình thái của ấu trùng Zoea thay đổi rõ rệt so với giai đoạn Nauplius trước đó.
Mysis (M): Gồm 3 giai đoạn phụ (M1-M3). Ấu trùng Mysis có lối sống trôi nổi, bơi bằng cách búng ngược và thường treo mình ngược trong nước với đầu chúc xuống. Giai đoạn này, chúng bắt mồi chủ động với thức ăn chính là động vật phù du và tảo Silic.
Postlarvae (PL): Còn gọi là giai đoạn hậu ấu trùng (giai đoạn 虾). Ấu trùng PL bắt đầu mang hình dáng giống tôm trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện về sắc tố. Chúng bơi theo hướng nhất định, hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, chủ yếu là động vật phù du. Ở những ngày đầu, ấu trùng tôm thẻ chân trắng vẫn sống trôi nổi, nhưng từ ngày thứ 9-10, chúng bắt đầu chuyển sang sống đáy hoàn toàn.
Giai đoạn ấu niên
Từ giai đoạn PL5, tôm chân trắng bước vào thời kỳ ấu niên. Trong giai đoạn này, tôm đã có hệ thống mang phát triển đầy đủ và chuyển sang sinh sống ở đáy. Các đặc điểm như anten 2 và sắc tố cơ thể cũng tiếp tục phát triển. Đây là giai đoạn tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu giai đoạn tôm giống trong sản xuất, kéo dài từ PL5 đến PL20.
Giai đoạn thiếu niên
Trong thời kỳ thiếu niên, tôm thẻ chân trắng bắt đầu có sự ổn định về số lượng chân và các cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu hình thành, dù vẫn chưa hoàn thiện. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong ngành sản xuất. Cuối giai đoạn thiếu niên, tôm cái thường tăng trưởng nhanh hơn so với tôm đực.
Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này đánh dấu việc hoàn thiện các cơ quan sinh dục ngoài của tôm. Tôm đực bắt đầu chứa tinh trùng trong túi tinh, và tôm cái đã thực hiện giao phối lần đầu. Sự không đồng đều trong sự phát triển giữa hai giới tính được thể hiện rõ hơn trong thời kỳ này.
Khi đã trưởng thành, tôm thẻ chân trắng có khả năng sinh sản và bắt đầu di cư ra vùng biển xa bờ, nơi nước có độ trong cao và độ mặn ổn định. Trong tự nhiên, trứng tôm sẽ phát triển ngoài khơi và sau đó trôi dạt vào bờ theo dòng nước. Tại vùng triều, ấu trùng sẽ chuyển sang giai đoạn PL và tiếp tục di chuyển vào vùng cửa sông, nơi chúng phát triển thành ấu niên. Trong thời kỳ ấu niên và thiếu niên, tôm sinh sống ở các khu vực cửa sông phong phú dinh dưỡng.
Khi đạt đến giai đoạn gần trưởng thành và trưởng thành, tôm sẽ di chuyển đến vùng triều có độ sâu từ 7 đến 20 mét. Những con trưởng thành và đã hoàn tất sự phát triển sinh dục sẽ di chuyển ra biển khơi sâu khoảng 70 mét để thực hiện quá trình sinh sản.
Thế mạnh của việc nuôi Tôm thẻ chân trắng sinh học AQ
Lợi ích kinh tế khi nuôi tôm thẻ chân trắng
Nuôi tôm thẻ chân trắng sinh học AQ đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể nhờ vào tốc độ phát triển nhanh chóng của loài tôm này. Tôm có thể đạt kích thước thu hoạch chỉ sau 3-4 tháng nuôi, giúp nông dân thu hoạch sớm, tiết kiệm chi phí và đảm bảo lợi nhuận ổn định. Thêm vào đó, tôm chân trắng là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và gia tăng thu nhập cho người nuôi tôm.
>>>指: Giống tôm sinh học Aqua Quality (AQ) B201 đến với bà con nuôi tôm miền Tây
Dinh dưỡng từ tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng sinh học AQ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, chứa hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất cao. Chúng cung cấp một lượng lớn vitamin B12 và có chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 cùng các khoáng chất thiết yếu. Với lượng chất béo thấp, tôm thẻ chân trắng là lựa chọn lý tưởng cho những người ăn kiêng, trong khi lượng protein cao giúp hỗ trợ sức khỏe cơ bắp.
Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng sinh học AQ cũng cung cấp acid béo omega-3, có tác dụng giảm viêm, củng cố hệ miễn dịch và cải thiện khả năng nhận thức. Chúng còn là nguồn phong phú magiê, phốt pho và kẽm, tạo nên một bữa ăn bổ dưỡng và cân bằng cho sức khỏe.
Tác động môi trường
Tôm thẻ chân trắng có thể phát triển trong nhiều loại môi trường khác nhau như bùn, nước lợ, nước ngọt và nước mặn, điều này giúp người nuôi tôm có thể chọn lựa phương pháp nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của họ.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng không chỉ giúp làm sạch môi trường bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước mà còn giảm nồng độ nitơ và phốt pho thông qua việc tiêu thụ tảo và các chất hữu cơ. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và tạo điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật khác.
Tôm thẻ chân trắng được yêu thích trên cả thị trường Việt Nam và quốc tế, khiến nhiều hộ nuôi lựa chọn loài tôm này làm đối tượng chính trong các vụ nuôi của họ. Dù mang lại lợi nhuận cao, việc nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các vấn đề như dịch bệnh, sự biến động về giá cả, nguồn thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác là những trở ngại lớn.
Do đó, để đạt được thành công trong việc nuôi tôm, bà con cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức và cải thiện kỹ thuật nuôi trồng là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng tôm đạt mức cao nhất.