Giỏ hàng

Tạm tính

Xem giỏ hàngThanh toán

Thương hiệu AQ (Aqua Quality), mang theo sứ mệnh cải thiện tình hình khó khăn hiện tại của ngành nuôi tôm và hướng đến sự phát triển bền vững.

Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng theo từng giai đoạn sinh trưởng

Đây là tiêu đề

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng theo từng giai đoạn sinh trưởng

Thành phần thức ăn và phương pháp tính lượng thức ăn là yếu tố quan trọng mà nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng luôn chú ý đến, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và lợi nhuận khi thu hoạch. Cùng Thủy sản AQ tìm hiểu thêm về những loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng và cách cân đối lượng thức ăn hợp lý trong bài viết dưới đây.

Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng gồm những loại nào?

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, nhưng thức ăn có nguồn gốc động vật thường được chúng ưa thích. Đã có nhiều nghiên cứu hướng tới việc đáp ứng tối ưu các nhu cầu dinh dưỡng của chúng trong điều kiện nuôi (Cuzon et al. 2004). Thức ăn cho tôm cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, cùng với vitamin và khoáng chất, được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm.

Có ba dạng chính thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiện nay:

  • Thức ăn tự nhiên: Bao gồm các loại sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ, và cây cối sống dưới nước.
  • Thức ăn tự chế: Được làm từ nguyên liệu như ốc, cá tạp và phụ phẩm từ công nghiệp.
  • Thức ăn công nghiệp: Do các nhà máy chuyên nghiệp sản xuất.

Sau khi cấp nước vào ao nuôi tôm, màu nước thường được gây sau khoảng hai ngày, giúp phát triển hệ vi sinh vật phù du và ổn định môi trường nước. Tuy nhiên, trong những ngày đầu khi thả tôm, màu nước khó ổn định và lượng thức ăn tự nhiên còn rất ít. Ngoài ra, thức ăn tự chế, đặc biệt khi dùng ở dạng tươi, dễ làm ô nhiễm nước ao, bởi độ bám dính kém và dinh dưỡng, đặc biệt là protein, không đạt yêu cầu. Việc điều chỉnh lượng thức ăn cũng gặp khó khăn, dễ bị thừa hoặc thiếu. Do đó, trong giai đoạn đầu, nên cho tôm ăn thức ăn công nghiệp để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và giữ môi trường ao sạch. Đồng thời, cần bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa, Vitamin C, E và dầu mực.

Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng
Giai đoạn đầu nên cho tôm ăn thức ăn công nghiệp để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và giữ môi trường ao sạch

Tính toán khẩu phần thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng

Lượng thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng trong tháng đầu tiên

Điều đầu tiên bà con cần thực hiện là tính toán lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng dựa trên trọng lượng của tôm, sau đó chia đều thành các bữa ăn trong ngày. Nếu trong ao nuôi vẫn còn nhiều tạp chất và sinh vật phù du, bà con nên giảm lượng thức ăn so với mức ghi trên bao bì sản phẩm. Điều này giúp tránh tình trạng thức ăn dư thừa, ngăn ngừa sự phát sinh khí độc trong ao khiến tôm chết.

Trong 1 tháng đầu, tổng lượng thức ăn cần cung cấp cho 100.000 con tôm thẻ chân trắng là khoảng 160kg. Cụ thể như sau:

  • Ngày đầu tiên, cần khoảng 2,5kg thức ăn cho 100.000 con tôm.
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, tăng thêm 100g mỗi ngày.
  • Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, cộng thêm 200g mỗi ngày.
  • Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 30, tăng lên 300g mỗi ngày.

Do khó xác định chính xác lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng tiêu thụ trong tháng đầu, bà con nên cho ăn ít hơn khuyến nghị của nhà sản xuất khi sử dụng thức ăn công nghiệp. Mỗi ngày nên chia thức ăn thành 4-5 bữa để đảm bảo tôm được cung cấp đủ dinh dưỡng.

>>> Đọc tiếp: Tôm thẻ chân trắng là gì? Tổng quan chi tiết về tôm thẻ chân trắng đúng tiêu chuẩn

Một số lưu ý trong quá trình cho ăn và quản lý ao nuôi trong tháng đầu:

  • Đến ngày thứ 7, không sử dụng quá 3,1kg thức ăn cho 100.000 con tôm, và đến ngày thứ 30, không vượt quá 9,1kg/ngày.
  • Cần quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, quan sát kỹ ruột tôm trước khi điều chỉnh.
  • Trong tháng đầu, nên thường xuyên theo dõi môi trường nước và xử lý kịp thời thức ăn thừa để tránh ô nhiễm, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.
  • Nếu tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn công nghiệp, đường ruột thường có màu nâu đen. Nếu thấy ruột tôm đen sẫm, điều đó có nghĩa là tôm thiếu thức ăn và phải ăn mùn bã hữu cơ hoặc phân trong ao.
Tháng đầu bà con nên cho ăn ít hơn khuyến nghị của nhà sản xuất khi sử dụng thức ăn công nghiệp
Đối với thức ăn công nghiệp tháng đầu bà con nên cho ăn ít hơn khuyến nghị của nhà sản xuất

Lượng thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng trong tháng thứ 2

Từ tháng thứ hai trở đi, việc cho tôm ăn cần được tính toán kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp bà con xác định đúng lượng thức ăn cần cung cấp cho tôm:

  • Số lượng tôm nuôi (con)
  • Trọng lượng trung bình của tôm (con/kg)
  • Tỉ lệ sống sót của tôm (mật độ tôm còn lại)

Khác với tháng đầu tiên, trong những tháng sau, việc kiểm soát lượng thức ăn không thể dựa trên ước tính nữa. Bà con cần đánh giá chính xác trọng lượng đàn tôm hiện tại trong ao để đưa ra lượng thức ăn phù hợp.

Quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phải dựa trên trọng lượng thực tế của tôm. Lượng thức ăn cần thả vào ao sẽ được tính theo phần trăm so với tổng trọng lượng đàn tôm hiện có.

(*) Ví dụ: Một con tôm nặng 6,5g và tổng số tôm trong ao là 250.000 con. Khi đó, tổng trọng lượng của đàn tôm sẽ là 6,5g x 250.000 con = 1.625kg. Dựa vào bảng phần trăm thức ăn so với trọng lượng tôm, bà con có thể thấy tôm nặng 6,5g/con sẽ cần khoảng 4,1% lượng thức ăn so với tổng trọng lượng đàn tôm. Vậy lượng thức ăn cho 250.000 con tôm mỗi ngày sẽ là: 1.625kg x 4,1% = 66,6kg. 

Sau khi tính toán lượng thức ăn, bà con nên chia tổng số thức ăn thành 4 lần trong ngày để cho tôm ăn:

  • Lần 1 (chiếm 25% lượng thức ăn): cho tôm ăn vào khoảng 8h30 sáng.
  • Lần 2 (chiếm 20% lượng thức ăn): cho tôm ăn vào khoảng 1h chiều.
  • Lần 3 (chiếm 25% lượng thức ăn): cho tôm ăn vào khoảng 5h30 chiều.
  • Lần 4 (chiếm 30% lượng thức ăn): cho tôm ăn vào khoảng 8h tối.

Từ những tháng tiếp theo, bà con có thể giảm số lần cho ăn xuống còn 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt khi điều kiện ao nuôi thuận lợi và có đủ ánh sáng.

Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng
Lượng thức ăn cần thả vào ao sẽ được tính theo phần trăm so với tổng trọng lượng đàn tôm hiện có

Nguyên tắc cho Tôm thẻ chân trắng ăn chuẩn khoa học

1. Theo từng giai đoạn

Giai đoạn từ 7 đến 10 ngày sau khi thả giống: Trong giai đoạn này, thức ăn cho tôm thẻ chân trắng bà con cần cho tôm ăn ở khu vực cách bờ 2 – 4m. Lúc này, thức ăn nên ở dạng bột mịn. Để đảm bảo thức ăn được phân bố đều, bà con nên tắt quạt nước, sau đó trộn thức ăn với nước trước khi tạt xuống ao.

Ngày thứ 10 sau khi thả giống: Đưa một lượng nhỏ thức ăn dạng hạt nhỏ vào sàng để tôm làm quen và dễ kiểm tra lượng thức ăn dư thừa. Sàng nên được đặt ở vị trí bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m và cách cánh quạt nước 12 – 15cm, không đặt ở góc ao. Khoảng 1.600 – 2.000m² nên có một sàng. Sau 15 ngày, bà con có thể bổ sung các chất hỗ trợ như vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của nhà cung cấp để tăng cường sức khỏe cho tôm.

>>> Tham khảo: Khám phá từng bước trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đạt chuẩn

2. Lượng thức ăn

  • Ngày đầu tiên, cho tôm thẻ chân trắng khoảng 2,8 – 3 kg/100.000 con.
  • Trong 10 ngày đầu, tăng lượng thức ăn thêm 0,4 kg/100.000 con mỗi ngày.
  • Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20, lượng thức ăn tăng thêm 0,5 kg/100.000 con mỗi ngày.

3. Số lần cho ăn

  • Trong giai đoạn mới thả, có thể cho tôm ăn 5 – 6 bữa/ngày để giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Khi tôm đạt 30 ngày tuổi, nên giảm số bữa ăn xuống còn 4 bữa/ngày.
  • Lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của ao nuôi như chất lượng nước, thời tiết và việc sử dụng hóa chất.
Thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng
Từng giai đoạn cụ thể lượng thức ăn thả xuống ao sẽ chia ra nhiều bữa trong ngày

Lưu ý khi dùng thức ăn cho Tôm thẻ chân trắng

  • Nếu sau 2 ngày mà toàn bộ thức ăn đã hết, bạn nên tăng lượng thức ăn lên 10-20%. Ngược lại, nếu thấy tôm không tiêu thụ hết thức ăn hoặc khi thay đổi loại thức ăn, hãy kiểm tra tình trạng ruột và phân của tôm, và giảm lượng thức ăn từ 30-50%.
  • Trong giai đoạn tôm chưa lột vỏ định kỳ từ 10-15 ngày, tốt nhất là ngừng cho tôm ăn để chúng có thể ăn những mẩu thức ăn còn sót lại dưới đáy hồ. Việc này không chỉ giảm lượng thức ăn thừa mà còn cải thiện chất lượng nước, đặc biệt trong giai đoạn tôm từ 30-80 ngày tuổi.
  • Khi thời tiết nắng đẹp và tảo phát triển mạnh, cung cấp nhiều thức ăn tự nhiên, hãy kiểm tra ruột tôm để xem lượng thức ăn tự nhiên có nhiều không. Nếu có sự thay đổi đột ngột trong môi trường, chẳng hạn như sự gia tăng khí amoniac, ngừng cho tôm ăn từ 1-2 ngày. Đồng thời, cho thức ăn vào nhá để kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
  • Luôn theo dõi ao nuôi tôm. Nếu thấy tôm trở nên quá mập, hãy ngừng cho ăn một vài bữa hoặc giảm lượng thức ăn xuống còn 70-80% để duy trì hình thể tôm đẹp.
  • Trong giai đoạn từ 1-40 ngày tuổi, nên sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao từ 40-50%. Từ ngày 41 trở đi, chuyển sang thức ăn có hàm lượng protein từ 30-35% cho đến lúc thu hoạch.
  • Sau 30 ngày thả tôm, kiểm tra trọng lượng tôm và so sánh với bảng hướng dẫn cho ăn. Tiến hành kiểm tra trọng lượng tôm định kỳ mỗi 10 ngày và điều chỉnh lượng thức ăn theo bảng hướng dẫn.
  • Nếu thấy tôm không đồng đều về kích cỡ, điều này có thể là do thiếu thức ăn. Hãy bổ sung thêm thức ăn để đảm bảo sự đồng đều và phát triển của tôm.

Thủy sản AQ đã cung cấp cho bà con hướng dẫn chi tiết về cách tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý. Việc nắm vững các kiến thức này sẽ giúp bà con quản lý lượng thức ăn hiệu quả, tránh tình trạng thức ăn thừa trong ao nuôi, điều này có thể dẫn đến sự phát sinh khí độc và ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay với Thuỷ sản AQ qua Hotline 0983.429.866 để được các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ và tư vấn miễn phí toàn bộ quy trình.