Giỏ hàng

Tạm tính

Xem giỏ hàngThanh toán

Thương hiệu AQ (Aqua Quality), mang theo sứ mệnh cải thiện tình hình khó khăn hiện tại của ngành nuôi tôm và hướng đến sự phát triển bền vững.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho tôm bị cong thân, co cơ và đục thân

Đây là tiêu đề

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho tôm bị cong thân, co cơ và đục thân

Tôm là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh như cong thân, co cơ và đục thân là những bệnh phổ biến. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi tôm.

Nguyên nhân khiến tôm bị cong thân, co cơ và đục thân 

Do tôm thiếu khoáng

  • Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng vi lượng và đa dạng.
  • Trong môi trường ao nuôi không cung cấp đủ khoáng cho tôm hoặc độ mặn cao diễn ra quá trình cạnh tranh ion là tôm khó hấp thu khoáng dẫn đến tôm bị bệnh.

Do sốc môi trường

  • Bệnh xảy ra khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước vào ban ngày, chài tôm khi trời nóng tôm sẽ bị sốc do sự chênh lệch nhiệt độ.
  • Khi bật và tắt quạt làm tôm giật mình phản ứng lại hoặc trường hợp thu tỉa làm tôm bị stress khiến cơ bị đục một phần hay toàn bộ cơ thể.
  • Việc ao thiếu oxy cũng là nguyên nhân khiến môi trường thay đổi, nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân và đục cơ.
  • Ngoài ra, một số trường hợp tôm bị đục thân là do virus gây ra, có thể là do vi bào tử trùng hoặc cũng có thể là do virus IMNV gây ra. Khi bị nhiễm bệnh tôm có các dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỷ lệ chết có thể lên đến từ 40 – 60% tôm trong ao nuôi.
  • Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân như: tôm thả nuôi với mật độ cao, không phù hợp với diện tích và mực nước ao nuôi, thức ăn kém chất dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng.

Phương pháp điều trị bệnh cho tôm bị cong thân, co cơ và đục thân

Đối với bệnh cong thân, co cơ và đục thân thì các hộ nuôi cần phải:

  • Điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn pH của nước trong ao nuôi sao cho phù hợp với yêu cầu sinh học của tôm.
  • Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp tôm nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức đề kháng.
  • Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ thú ý hoặc chuyên gia thủy sản.

Việc điều trị các bệnh cong thân, co cơ và đục thân ở tôm đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức vững chắc về các nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp quản lý môi trường và dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm và duy trì môi trường nuôi ổn định là những yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro bệnh tật và bảo vệ sản lượng tôm trong ao nuôi.