Giỏ hàng

Tạm tính

Xem giỏ hàngThanh toán

Thương hiệu AQ (Aqua Quality), mang theo sứ mệnh cải thiện tình hình khó khăn hiện tại của ngành nuôi tôm và hướng đến sự phát triển bền vững.

Ngành tôm bứt tốc hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD

Đây là tiêu đề

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Ngành tôm bứt tốc hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD

Tính đến hết quý III năm 2024, tổng sản lượng tôm nước lợ đạt hơn 1,1 triệu tấn với giá trị xuất khẩu lên tới 2,8 tỷ USD. Dù vậy, ngành thủy sản vẫn cần nỗ lực để đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm là 4 tỷ USD.

Người sản xuất đối diện với khó khăn, thách thức

Báo cáo của Cục Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT tại hội thảo “Tham vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả” ngày 31/10 cho thấy ngành tôm Việt Nam trong năm nay đã chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện thời tiết bất lợi: nắng nóng gay gắt ở Trung bộ, hạn kéo dài tại Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở Nam bộ, và thiên tai như bão, lũ tại miền Bắc. Đồng thời, ngành xuất khẩu tôm đối mặt với nhiều thách thức từ suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tại các thị trường chính, dịch bệnh tôm, chi phí sản xuất cao và cạnh tranh từ các thị trường như Ecuador và Ấn Độ.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, chia sẻ rằng trong 10 tháng qua, tỉnh đã đạt sản lượng tôm nuôi 200 nghìn tấn, đạt 82,3% so với mục tiêu, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch 968 triệu USD, bằng 87% kế hoạch, tăng hơn 12% so với năm trước – một kết quả đáng khích lệ. Dù vậy, giá tôm thấp đã làm giảm lợi nhuận cho các doanh nghiệp và người dân, đòi hỏi sự tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế.

Trong khi đó, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy mạnh nuôi tôm siêu thâm canh, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về môi trường do các biện pháp xử lý nước thải và chất thải chưa đạt hiệu quả. Thiếu vốn khiến người dân khó áp dụng các quy trình và công nghệ xử lý hiện đại, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm tại địa phương.

Hội thảo "Tham vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả
Hội thảo “Tham vấn giải pháp nuôi tôm hiệu quả”

Kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Dự báo cho thấy sản xuất tôm toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại vào cuối năm 2024 và giữ đà ổn định trong năm 2025. Tôm Việt Nam có thể được hưởng lợi nếu Mỹ áp thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp cao hơn đối với các nước như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia vào cuối tháng 12/2024. Đây là cơ hội cho ngành tôm tăng tốc trong những tháng cuối năm, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD.

Để đạt các mục tiêu, Sở NN&PTNT Kiên Giang đang hợp tác với các địa phương xây dựng mô hình quản lý vùng nuôi tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn bền vững như GlobalGAP, VietGAP, BAP, cũng như tiêu chuẩn hữu cơ và sinh thái, đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. Đồng thời, Sở tích cực cấp mã số cơ sở nuôi nhằm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới. Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản và giám sát môi trường nước trên địa bàn tỉnh cũng được chú trọng, với thông tin cảnh báo môi trường kịp thời gửi đến các cơ quan chuyên môn và người nuôi.

Ngành tôm bứt tốc hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD
Hội thảo do Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau thực hiện

Tại Cà Mau, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi chuyển từ quy trình truyền thống sang mô hình an toàn sinh học và tiết kiệm chi phí. Quy trình nuôi khép kín giúp giảm rủi ro và tổn thất trong quá trình sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Tỉnh Cà Mau tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi để tối ưu hóa chi phí logistics và áp dụng tự động hóa trong các công đoạn như cho tôm ăn và cấp thoát nước, giúp giảm phụ thuộc vào lao động thủ công, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi tôm bền vững.

Để hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành tôm, Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu đề xuất nhà nước đầu tư phát triển hệ thống quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi thủy sản tập trung. Hệ thống này cần đảm bảo việc theo dõi biến động môi trường kịp thời, cung cấp thông tin cảnh báo đến các cơ quan quản lý và cơ sở nuôi trồng trong khu vực. Đồng thời, địa phương cũng mong muốn có sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm và chuyển giao các quy trình xử lý nước thải và chất thải hiệu quả, đặc biệt với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Thủy sản, ông Trần Đình Luân, chia sẻ quan điểm rằng lợi nhuận thấp trong nuôi tôm là do nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ chi phí sản xuất cao và dịch bệnh ngày càng phức tạp, trong khi công tác quản lý dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Ông nhấn mạnh: “Tăng năng suất và sản lượng phải gắn liền với việc đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi và doanh nghiệp.” Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục quảng bá sản phẩm, đồng thời nắm bắt thông tin thị trường để có phản ứng kịp thời và phù hợp nhất với tình hình.

(*) Theo nguồn thông tin từ VOV