Shopping cart

Subtotal

View cartCheckout

Brand AQ (Aqua Quality), carry the mission to improve the difficult situation the current of the shrimp aquaculture industry, and towards sustainable development.

Cách điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng đúng cách theo chuyên gia

Đây là tiêu đề

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.

Cách điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng đúng cách theo chuyên gia

Gan tụy là một trong những cơ quan quan trọng của tôm, đảm bảo các chức năng tiêu hóa và chuyển hóa. Khi bị nhiễm bệnh, các tế bào gan và tụy của tôm bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra nhiều triệu chứng như tôm yếu, chậm lớn, vỏ mềm, cuối cùng dẫn đến chết. Để ngăn chặn bệnh bệnh gan tụy lây lan và giảm thiểu thiệt hại, việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Cùng AQ tìm hiểu về cách điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng.

Bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng là gì?

Bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng là một loại bệnh phức tạp trên tôm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tỷ lệ chết lên đến 100% trong ao nuôi. Thời điểm tôm bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh thường rơi vào khoảng 10 ngày sau khi thả giống, nhưng giai đoạn tôm dễ bị ảnh hưởng nhất là từ 20 đến 45 ngày tuổi. Do đó, người nuôi tôm cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh gan ở tôm thẻ, như sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, nhằm áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Nguyên nhân gây ra bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh gan ở tôm thẻ chân trắng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiếu hụt dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý, việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học chưa đầy đủ, sự tàn phá của môi trường trong ao nuôi, điều kiện khí hậu không thuận lợi, và đặc biệt là sự lây nhiễm của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Trong đó, vi khuẩn này được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Chúng xâm nhập qua hệ tiêu hóa và sinh sôi nảy nở trong ruột tôm, từ đó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của chúng.

điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây ra bệnh

Biểu hiện của bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (TTCT) khi nhiễm bệnh AHPND thường có biểu hiện lờ đờ và hành vi bơi lội không bình thường. Bên cạnh đó, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi tôm mắc AHPND:

Giai đoạn nhiễm bệnh trong đời tôm

Bệnh AHPND thường xâm nhập vào tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi, kéo dài từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 35. Trong thời gian này, tình trạng chết hàng loạt có thể xảy ra, thậm chí lên đến 100% số lượng tôm thả nuôi.

>>> Refer to: Causes of white shrimp eat the weak give up and how to handle effectively

Tôm không ăn

Khi mắc bệnh AHPND, tôm sẽ có dấu hiệu chán ăn và xuất hiện triệu chứng biếng ăn. Hệ quả của triệu chứng này là việc tiêu hóa trở nên kém hiệu quả và sắc tố mô giảm sút.

Tôm phát triển chậm

Sự chán ăn do nhiễm AHPND dẫn đến việc tôm phát triển chậm hơn bình thường. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của tôm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống.

điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng
Mô gan tụy của tôm thẻ chân trắng rất dễ bị tổn thương ngay từ những giai đoạn đầu

Đường tiêu hóa rỗng

Tôm mắc bệnh AHPND thường có đường tiêu hóa trống rỗng, vì bệnh này tấn công trực tiếp hệ tiêu hóa của chúng.

Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt

Khi bị nhiễm bệnh AHPND, mô gan tụy của tôm thẻ chân trắng rất dễ bị tổn thương ngay từ những giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, mô này trở nên nhợt nhạt và cứng.

Xuất hiện đốm đen trên gan tụy

Sau khi gan tụy trở nên nhợt nhạt và cứng, giai đoạn tiếp theo là sự xuất hiện của các đốm đen hoặc đường mảnh trên gan tụy. Những đốm đen này cho thấy sự hình thành của các ổ hắc tố hóa trong các tế bào ống của gan tụy.

>>> See more: The proper salinity vannamei shrimp is how much?

Tỷ lệ tử vong cao

Trong giai đoạn bùng phát bệnh mạnh mẽ (từ ngày 10 đến 35 sau khi thả), tỷ lệ tử vong của toàn bộ quần thể tôm trong cùng một khu vực có thể lên đến 100%.

Cách điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng

Để phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng việc lựa chọn giống tôm chất lượng cao, khỏe mạnh và không mang mầm bệnh là rất quan trọng. Cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho ao nuôi thật tốt, tiến hành phơi nền đáy ao, sát trùng ao, đảm bảo nguồn nước nuôi phải sạch và được xử lý kỹ lưỡng trước khi đưa vào ao. Đồng thời, cần duy trì chất lượng nước ổn định trong suốt quá trình nuôi, thay nước khi thấy có dấu hiệu ô nhiễm.

Tôm giống sinh học AQ với chất lượng con giống khánh bệnh, lớn nhanh, không hao đầu con, đặc biệt tôm bố mẹ được nhập từ quốc tế, thuần dưỡng tại Việt Nam. Dùng tôm giống sinh học AQ sẽ cải thiện được năng suất, tiết kiệm chi phí cho bà con nuôi tôm, đầu tư sinh lời hơn so với tôm giống truyền thống.

điều trị bệnh gan tụy ở tôm thẻ chân trắng
Tôm giống sinh học AQ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, an toàn

Giảm mật độ tảo bằng cách thay nước định kỳ, bổ sung vi sinh vào ban đêm, không sử dụng hóa chất để cắt tảo. Hạn chế lạm dụng các chất diệt khuẩn và kháng sinh nhằm đối phó với AHPND trong quá trình nuôi tôm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (nguyên nhân chính gây bệnh AHPND) đã được chứng minh có khả năng kháng thuốc rất tốt với nhiều loại kháng sinh thông dụng. Sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng liều lượng và chủng loại không chỉ không tiêu diệt được Vibrio parahaemolyticus mà còn làm mất cân bằng hệ vi sinh có lợi, khiến tôm trở nên yếu và tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh mẽ.

Khi phát hiện tôm trong ao có triệu chứng của bệnh AHPND, bà con nuooit ôm cần ngay lập tức dừng cho tôm ăn, thực hiện thay nước và khử trùng ao nuôi. Có thể bỏ đói tôm trong khoảng 3-4 ngày, sau đó cho ăn trở lại với khẩu phần giảm 50% so với mức thông thường. Nên sử dụng thức ăn chứa các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc các loại axit hữu cơ để hỗ trợ sức khỏe cho tôm. Hãy liên hệ theo Hotline 098 342 98 66 để được đội ngũ chuyên gia từ AQ tư vấn miễn phí khi bà con gặp bất cứ vấn đề gì về việc nuôi tôm.