Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng đang là nỗi ám ảnh của nhiều người nuôi tôm. Bệnh không chỉ gây ra tỷ lệ chết hàng loạt mà còn làm giảm chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Vậy bệnh hồng thân là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Và làm thế nào để phòng trị hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Nguyên nhân của bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng do đâu?
Tôm thẻ chân trắng bị đỏ thân, hay còn gọi là bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng, thường do sự tác động của virus WSSV (White spot syndrome virus) kết hợp với các vi khuẩn bội nhiễm như: Vibrio vulnificus, Staphylococcus spp., V.anginolyticus… Virus WSSV có độc lực cao, gây tổn thương mô tế bào, khiến tôm tử vong ở hầu hết các giai đoạn phát triển, từ ấu trùng đến trưởng thành. Bệnh này có thể gây ra thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Bên cạnh virus WSSV, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bùng phát bệnh hồng thân. Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, pH có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Mật độ nuôi quá cao cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh. Chất lượng thức ăn kém và sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu khiến tôm yếu ớt, dễ mắc bệnh.
Dấu hiệu của bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng
Để xác định chính xác bệnh hồng thân, người nuôi cần kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác nhau. Quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu bên ngoài như đỏ thân, đốm trắng là bước đầu tiên. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, cần tiến hành phân tích mẫu bệnh phẩm bằng các kỹ thuật hiện đại như: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR), sinh thiết, phân lập virus…
Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng có những biểu hiện dễ nhận biết như:
– Tôm bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc ăn uống chậm chạp, ruột rỗng không chứa thức ăn và hay tập trung ở gần bờ.
– Cơ thể tôm dần chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm, vỏ có các đốm trắng nhỏ, nhất là ở phần đầu ngực, trong khi gan tụy chuyển sang màu trắng xám.
– Bên cạnh đó, tôm còn có thể xuất hiện những đốm trắng nhỏ kích cỡ 1 – 2 mm trển vỏ, gan tụy chuyển màu trắng xám đặc biệt xuất hiện nhiều ở phần đầu ngực, cùng với màu đỏ lan tỏa trên thân tôm.
– Khi mổ ra quan sát, một số con có gan tụy chuyển sang màu trắng xám.
– Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng đặc biệt nguy hiểm khi mức độ nhiễm cao, có thể gây chết rải rác sau 5 – 7 ngày từ khi phát bệnh. Điều này là do các nguồn tôm giống khác nhau và thời điểm nhiễm bệnh cũng không đồng nhất.
>>> Đọc tiếp: Tôm giống sạch bệnh – Chìa khóa vàng cho vụ nuôi thành công
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng
Theo các nghiên cứu, virus WSSV trên tôm chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân đến từ ô nhiễm môi trường, bà con có thể khắc phục và xử lý kịp thời. Do đó, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh ngay từ ban đầu, các hộ nuôi nên triển khai các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ như sau:
Phòng bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng theo chiều dọc là biện pháp ngăn chặn sự lây truyền mầm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm con.
Đối với các công ty sản xuất giống, cần loại bỏ những con giống bố mẹ bị nhiễm virus WSSV.
Người nuôi, trước khi mua giống, nên yêu cầu công ty cung cấp giống thực hiện xét nghiệm PCR cho mẫu tôm. Ngoài việc kiểm tra bệnh hồng thân, cần kiểm tra cả bệnh đốm trắng, EHP, và tiến hành kiểm tra ngoại quan, gây sốc tôm để đánh giá khả năng phản ứng nhanh của tôm giống.
Phòng bệnh theo chiều ngang nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và vi khuẩn từ tôm bị bệnh sang tôm khỏe mạnh trong đàn, cũng như giữa các ao nuôi khác nhau.
Khi ao nuôi bị nhiễm bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng, người nuôi không nên vội vàng chuẩn bị cho vụ nuôi mới mà cần để ao nghỉ ngơi một thời gian. Trong giai đoạn này, tái tạo nền đáy ao là việc cần thiết.
>>> Xem thêm: Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ – Nguyên nhân và cách khắc phục
Vào đầu vụ, cần vét sạch đáy ao, khi đất còn ẩm hãy rải đều một lớp vôi nóng dày và phơi ao trong vòng 7 ngày. Sau đó, lấy nước vào ao qua lưới lọc để loại bỏ các sinh vật mang mầm bệnh như nhuyễn thể hai mảnh vỏ hay giáp xác ngoại lai.
Để làm sạch môi trường ao, bà con có thể thả cá rô phi nuôi từ 1 đến 2 tháng nhằm tiêu diệt các ký sinh trung gian có thể còn sót lại. Quá trình này giúp tái tạo môi trường ao nuôi và ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ vụ nuôi trước sang vụ sau.
Khi xử lý nước ao nuôi, hãy sử dụng sản phẩm siêu diệt khuẩn SDK với liều dùng 2 lít/1.000 m³ nước. Quạt nước liên tục trong 4 ngày, sau đó nước ao sẽ sẵn sàng để nuôi tôm. SDK là loại diệt khuẩn đa năng rất hiệu quả, không gây sốc cho tôm và có thể sử dụng trong bất kỳ thời điểm nào khi ao gặp sự cố. SDK giúp kháng khuẩn và tiêu diệt hầu hết các loại virus gây bệnh như đỏ thân và EHP.
Định kỳ sử dụng men sống SL Pond Clear để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Men này sẽ hấp thụ khí độc NH3, phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa và xác tảo dưới đáy ao. Điều này giúp ngăn chặn sự tích tụ chất thải và sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh.
Bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng là mối đe dọa nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, việc duy trì môi trường nuôi sạch sẽ, ổn định, kết hợp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho tôm là những giải pháp cần thiết để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, người nuôi cần chủ động theo dõi các dấu hiệu bất thường của tôm và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp ngay khi phát hiện bệnh. Với sự quan tâm và quản lý tốt, chúng ta không chỉ bảo vệ đàn tôm mà còn đảm bảo được hiệu quả kinh tế bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản.